Theo anh Vinh, so với trước dịch Covid-19, tổng thu nhập của vợ chồng anh đã sụt giảm ít nhiều nhưng giá nhà tại TP.HCM thì vẫn vậy, thậm chí còn tăng. Như trước đây căn hộ 50m2 tại TP.Thủ Đức có giá bán 2,4 tỷ đồng thì nay đã tăng lên 2,6 tỷ đồng.
“Những năm gần đây, TP.HCM có rất ít dự án chung cư đáp ứng đầy đủ pháp lý để mở bán. Nguồn cung khan hiếm nên giá bán bị đẩy lên cao. Thời điểm này rất khó mua được căn hộ có giá bán dưới 40 triệu đồng/m2, thị trường chỉ toàn nhà ở cao cấp”, anh Vinh nói.
Hiện vẫn chưa tìm được căn hộ nào hợp túi tiền, anh Vinh cho rằng với số tiền dành dụm mỗi tháng sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt, vợ chồng anh rất khó mua được nhà tại TP.HCM, ngay cả tại các huyện ngoại thành. Vợ chồng anh dự tính sẽ về tỉnh lân cận để mua nhà, chấp nhận di chuyển xa hơn.
Thực tế cho thấy, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang nghiêng về phân khúc nhà ở cao cấp. Theo thống kê của Sở Xây dựng, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn Thành phố có 14 dự án với tổng số 14.286 căn nhà được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai.
Trong 14.286 căn nhà nói trên, có 9.235 căn thuộc phân khúc cao cấp, tức giá bán trên 40 triệu đồng/m2. 5.051 căn còn lại thuộc phân khúc trung cấp, giá bán từ 20 – 40 triệu đồng/m2. Không có căn nào thuộc phân khúc nhà ở bình dân, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2.
Riêng tháng 8/2023, toàn TP.HCM chỉ có 1 dự án đủ điều kiện huy động vốn với 220 căn nhà thấp tầng được bán nhà ở hình thành trong tương lai. Đây đều là những sản phẩm thuộc phân khúc bất động sản cao cấp.
Thu nhập bao nhiêu mới có thể mua nhà tại TP.HCM?
Sở hữu nhà tại TP.HCM đang là giấc mơ xa vời với cả triệu người, như vợ chồng anh Vinh, dù có mức thu nhập "trên trung bình".
Theo báo cáo về khả năng tiếp cận nhà ở châu Á – Thái Bình Dương năm 2023 của Viện Đất đai đô thị (ULI), trung bình một căn nhà tại TP.HCM có giá hơn 296.000 USD, tương đương 7 tỷ đồng.
Con số trên gấp 32,5 lần thu nhập trung bình hàng năm của một hộ gia đình tại TP.HCM. Nếu hộ gia đình có mức thu nhập khoảng 40 triệu đồng/tháng thì cũng khó mua được một căn nhà thuộc phân khúc trung cấp.
Trong khi đó, khảo sát từ các khách hàng mua nhà trả góp tại TP.HCM trong 5 năm qua, DKRA Group cho rằng mức thu nhập để mua được nhà dao động từ 25 – 35 triệu đồng/tháng.
Theo DKRA Group, nếu là người độc thân và mua nhà lần đầu thì phải có mức thu nhập tối thiểu 25 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này có thể mua được căn hộ 50m2, một phòng ngủ, cách khu trung tâm TP.HCM khoảng 15km.
Nếu là hộ gia đình và có nhu cầu mua căn hộ diện tích từ 60-70m2 thì thu nhập phải dao động từ 35 – 40 triệu đồng/tháng và chỉ có thể mua các dự án ở khu vực ngoại thành.
Theo bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường và S22M Savills TP.HCM, độ tuổi từ 25 đến 35 được xem là độ tuổi có khả năng thu nhập tốt để mua nhà. Đối với nhóm tuổi này, việc sở hữu một căn nhà đòi hỏi thu nhập và số dư nhất định để có thể đặt trước được một khoản tiền. Tại TP.HCM, nhóm khách hàng này thường nhắm đến các căn hộ nhỏ có diện tích từ 50-70m2 ở các khu vực ngoại ô.
“Nếu không nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ gia đình, mức thu nhập tối thiểu cần có để mua nhà là từ 30-45 triệu đồng hàng tháng. Đây được coi là mức có thể tích lũy được một khoản tiền trả trước và trả thêm lãi ngân hàng”, vị chuyên gia này nói.
Theo bà Giang Huỳnh, mặc dù là thị trường tiềm năng, nguồn cung phân khúc căn hộ nhỏ hiện không nhiều. Thị phần căn hộ từ 2-3 tỷ đồng tại TP.HCM rất ít, chiếm dưới 20% thị phần nguồn cung hiện tại và chủ yếu tập trung ở khu vực ngoại ô. Điều này dẫn đến lựa chọn hạn chế cho người mua. Giá cũng ở mức cao, không phải ở mức dễ dàng cân nhắc.
Bà Giang Huỳnh đánh giá sự mất cân đối giữa nguồn cung và nguồn cầu khiến việc mua một sản phẩm nhà ở phù hợp về mặt vị trí, diện tích và giá cả trở nên khó khăn. Hiện tại, chỉ có một vài dự án nhưng vị trí khá xa trung tâm.
“Với tình hình hiện tại, người trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lựa chọn phù hợp về nhà ở. Đồng thời, chi phí sống tại TP.HCM ngày càng tăng cao trong khi thu nhập không tăng theo. Điều này làm cho việc tích trữ thu nhập để có khả năng trả mức giá cao trở nên khó khăn hơn”, Phó Giám đốc Savills đánh giá.
Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass chia sẻ thông điệp nhân dịp năm mới: " Với tâm thế sẵn sàng đón Tết và năm mới Giáp Thìn, chúng ta đều mong muốn một thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn và công bằng hơn cho con em mình và cho chính chúng ta. Nhưng các chính phủ không thể một mình làm việc này.
Thế giới tốt đẹp hơn mà chúng ta hướng tới chỉ có thể trở thành hiện thực nếu tất cả mọi người, mọi tổ chức và mọi doanh nghiệp tư nhân đều cùng nhau theo đuổi các mục đích này. Ai cũng có thể và phải tham gia đóng góp công sức, nguồn lực, năng lực và ý kiến của mình. Phát triển bền vững đòi hỏi một xã hội nơi tất cả mọi người đều có thể tham gia tư duy về những điều cần thay đổi, phương thức thay đổi và đóng góp của mỗi cá nhân".
Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil chia sẻ và chúc: "Năm nay, Tết không chỉ là lễ hội mà còn là lời hứa về một năm 2024 tốt đẹp hơn. Tôi chúc tất cả chúng ta, kể cả những người lao động trong khu vực phi chính thức, một năm mới thịnh vượng, đoàn kết, và khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Đại biện lâm thời New Zealand tại Việt Nam Ginny Chapman chúc: "Nhân dịp Xuân Giáp Thìn, tôi chúc các lao động phi chính thức ở Việt Nam cũng như tất cả mọi người những điều may mắn và hạnh phúc nhất".
Mọi người trong nhà vội gọi xe cấp cứu đưa anh Nho vào viện, nhưng chỉ hai ngày sau anh qua đời. Buổi sáng ngày 5/8 đó là lần cuối cùng Phúc nhìn thấy cha.
![]() |
Phúc nhiều lần ôm ảnh cha khóc nức nở |
Nhưng cơn ác mộng Covid-19 chưa dừng lại ở đó với cậu bé 11 tuổi và với cả gia đình trong căn nhà nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Đoàn Văn Bơ, Phường 9, Quận 4 TP.HCM.
"Sau khi anh Nho qua đời, cả nhà chúng tôi đều phát hiện nhiễm Covid - ba mẹ tôi, anh chị hai, tôi và con gái, và Phúc nữa. Trong đó, Phúc chỉ bị nhẹ, những người khác cũng dần khỏi bệnh, nhưng ba mẹ tôi đã không qua khỏi.
Sau khi anh Nho mất, ba má tôi gượng được vài ngày thì má phải vào viện. Má tôi nằm viện khoảng một tháng rồi đi. Còn ba tôi sau khoảng 10 ngày phát bệnh ở nhà cũng đã qua đời. Đến giờ, tôi vẫn còn chưa thể hình dung nổi tại sao cơn ác mộng này lại ập xuống gia đình chúng tôi" - chị Thy, cô của Phúc buồn bã kể lại.
Trong hơn một tháng đó, Phúc - trong cơn bấn loạn của gia đình - đã khóc rất nhiều.
Ba Phúc là bảo vệ của một siêu thị ở Nhà Bè, 40 tuổi mới có con và cũng chỉ có mình Phúc, nên cậu bé được ba rất thương yêu. Cứ đi làm về là ba con quấn quít, anh Nho cũng hay đưa . Ông bà nội là người chăm bẵm cho em từ nhỏ, dạy dỗ kèm cặp em học khi ba mẹ bận đi làm kiếm sống. Đột ngột mất đi 3 người gắn bó nhất, Phúc chới với.
"Mẹ của Phúc trước làm thợ may, về quê ở Tiền Giang từ trước khi dịch bùng phát và kẹt ở dưới đó đến giờ chưa lên lại được. Phúc hiện sống với mẹ con tôi.
Trước có ba, có ông bà, lắm khi Phúc còn mè nheo, nhõng nhẽo nhưng từ ngày ba mất rồi ông bà qua đời, cháu tôi như ý thức được hoàn cảnh của mình, rất ngoan và cũng lặng lẽ hơn" - chị Thy nói.
Khi hỏi Phúc về ba, cậu bé chỉ khẽ khàng trả lời "Con nhớ ba" rồi bần thần không nói gì nữa. Nhưng chị Thy kể rằng thời gian trước đây, Phúc thường xuyên xem ảnh hai ba con được lưu trong điện thoại rồi khóc. Chị Thy phải “dọa” xóa hết ảnh đi, cậu bé năn nỉ xin để lại một cái để xem cho đỡ nhớ, và nay lấy hình ảnh đó để cài màn hình.
“Phúc còn nhỏ vậy mà cùng lúc mất đi những người vốn gắn bó nhất với mình nên buồn lắm. Bản thân tôi ngần này tuổi rồi mà đột ngột mất đi ba má, mất đi anh trai, tôi đã bình thường lại được đâu.
Tôi còn phải ẩn cả trang cá nhân của anh tôi trên Facebook, Zalo để cháu không vào xem được nữa. Nhiều đêm Phúc trằn trọc khó ngủ rồi khóc, tôi biết là bé đang rất nhớ ba, nhớ ông bà nhưng đôi khi tôi cũng phải ngó lơ đi, để con giải tỏa được cảm xúc và tự trấn tĩnh lại".
Biết Phúc còn buồn nhiều, vào năm học, chị Thy trao đổi trước với cô giáo chủ nhiệm về hoàn cảnh của em.
"Hàng ngày tôi vẫn kèm Phúc học buổi sáng và làm bài buổi tối, nhưng trình độ của tôi cũng chỉ giúp con được phần nào. Tôi có đề nghị cô chủ nhiệm nếu có vấn đề gì thì nói với tôi để tìm cách giúp cho con vượt qua được quãng thời gian đau buồn này".
Cô giáo Trần Thị Duyên, chủ nhiệm lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng (Quận 4, TP.HCM) cho biết cô cũng rất nóng ruột về hoàn cảnh của cậu trò nhỏ.
"Đây là năm học đầu cấp, cô trò chúng tôi còn chưa được gặp nhau. Hoàn cảnh của Phúc rất buồn và khó khăn bởi mẹ thì ở xa, chị Thy là cô ruột đang chăm sóc em cũng đã thất nghiệp từ đầu đợt dịch và cũng có con đang học lớp 12. Hai vợ chồng bác cả của Phúc cũng đã không có thu nhập từ 4 tháng nay.
Phúc vẫn tham gia học online cùng các bạn nhưng thỉnh thoảng cũng nghỉ, tôi biết em còn chưa thể bình tâm để tập trung học.
Phụ huynh trong lớp cũng đều là người lao động nghèo, không thể hỗ trợ được cho Phúc cũng như một số bạn có hoàn cảnh khó khăn khác trong lớp. Lúc này, tôi cũng chỉ có thể động viên Phúc và gia đình, chỉ mong tới lúc cô trò được trở lại trường, Phúc được gặp gỡ giao lưu với bạn bè, thầy cô thì tâm lý và việc học tập của em sẽ tốt hơn. Và cũng mong các nhà hảo tâm giúp em và gia đình vượt qua giai đoạn gian khó này".
Phương Chi
Dịch Covid-19 ở TP.HCM, 1.517 học sinh rơi vào cảnh mồ côi. Trong đó, có gần 500 em là học sinh tiểu học.
" alt=""/>Nỗi buồn chưa nguôi ngoai của cậu học trò mồ côi vì Covid